CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
Cập nhật lúc Thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024 - 11:14 (GMT+7)
Phân cấp mạnh việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để tránh lãng phí

Qua hơn 20 năm thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được nâng lên và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, tổng thể tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất vẫn còn chậm, gây ra không ít lãng phí. Bộ Tài chính đang tiếp tục lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này. Nghị định ra đời sẽ đưa ra các giải pháp, chế tài mạnh để chấm dứt tình trạng lãng phí tài sản công.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách về tài sản công

Sáng 16/4, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tại hội nghị, Cục Quản lý công sản sẽ tiếp tục tổng hợp, rà soát để nhanh chóng hoàn thiện dự thảo nghị định, trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất giúp công tác sắp xếp lại, xử lý tài sản công nhanh chóng được triển khai, giúp nguồn lực của nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả.

3 loại doanh nghiệp cần sắp xếp lại

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), cho biết trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau 3 lần sửa đổi, dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được rút gọn lại và được bổ sung nhiều quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề “lấn cấn”.

Cụ thể như: có quan điểm cho rằng, chỉ nên sắp xếp lại, xử lý đối với doanh nghiệp (DN) cấp I do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về DN; không sắp xếp đối với DN cổ phần (DN cấp II, III) do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại NĐ 67. Lý do là để đảm bảo với vai trò của Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu thì cần có giải pháp để đảm bảo hiệu quả việc quản lý, sử dụng đối với tài sản giao cho DN nhà nước quản lý.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nên giữ nguyên đối tượng là DN như hiện hành và có quy định cụ thể hơn loại hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Ngân hàng Chính sách xã hội; bổ sung thêm DN cấp II gồm: các DN chuyển giao từ các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh, theo quy định của pháp luật về SCIC do SCIC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Dự thảo cũng quy định các trường hợp phải làm thủ tục thay đổi phương án xử lý đã được phê duyệt. Ảnh tư liệu minh họa.

Về vấn đề này, ông Thịnh cho biết, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu/người đại diện chủ sở hữu trực tiếp/người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào DN; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và DN.

Đồng thời, cơ quan đại diện chủ sở hữu/người đại diện chủ sở hữu trực tiếp/người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước tại DN.

Vì vậy, đối với các DN do nhà nước là chủ sở hữu duy nhất cần có thêm giải pháp để đảm bảo hiệu quả việc quản lý, sử dụng đối với tài sản là nhà, đất tại DN. Bộ Tài chính trình phương án chỉ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất với các DN, gồm: DN cấp I là DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN cấp II do DN cấp I nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN cấp III do DN cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tăng cường phân cấp, phân quyền

Ông Thịnh cho biết, dự thảo nghị định quy định cụ thể về thẩm quyền lập phương án, kiểm tra hiện trạng, tổng hợp, trình phê duyệt phương án sắp xếp lại xử lý, theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương trong phê duyệt phương án sắp xếp lại và quyết định xử lý nhà, đất phân cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan trung ương, sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong việc lập phương án, chủ trì kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất.

Ngoài ra, để việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt hiệu quả, tại dự thảo cũng quy định cụ thể các trường hợp phải làm thủ tục thay đổi phương án xử lý đã được phê duyệt; đồng thời quy định rõ hơn về quy trình thực hiện để thống nhất cách hiểu, cách làm và đưa ra 2 phương án để lựa chọn.

Phương án 1: Nhà, đất thực hiện thay đổi phương án trong các trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc tổ chức bán; được phê duyệt phương án thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý nhưng chưa thực hiện bàn giao, tiếp nhận mà trong quá trình thực hiện cần phải thay đổi phương án đã được phê duyệt; đồng thời, đối với các trường hợp thay đổi phương án phải thực hiện kiểm tra hiện trạng theo quy định.

Nhà, đất được phê duyệt phương án tạm giữ lại tiếp tục sử dụng, việc xử lý nhà, đất sau khi chấm dứt việc sử dụng không đúng quy định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định, không phải làm thủ tục thay đổi phương án.

Nhà, đất được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng nhưng sau đó có 5 sự thay đổi theo như quy định hiện hành thì không phải làm thủ tục thay đổi phương án.

Phương án 2: Chỉ thay đổi phương án đối với nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc tổ chức bán. Nhà, đất đã được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng, điều chuyển, thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất này thực hiện theo quy định tương ứng tại pháp luật liên quan; không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại nghị định này.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn


In
Về đầu
Sở Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Tài chính - Ngân sách 6 tháng đầu năm và giao ban Quý III năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 - Ngày đăng: 10/07/2024
Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ từ ngày 01/7/2024. - Ngày đăng: 03/07/2024
Hội nghị công bố quyết định nghỉ hưu theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ đối với công chức Sở Tài chính - Ngày đăng: 28/06/2024
Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò từ năm 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng: 24/06/2024
Thêm giải pháp ngăn chặn mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép - Ngày đăng: 29/05/2024
LÃNH ĐẠO SỞ TÀI CHÍNH YÊU CẦU THỰC HIỆN QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KỶ CƯƠNG, HIỆU QUẢ TRONG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ - Ngày đăng: 15/05/2024
Sở Tài chính Tuyên Quang tham gia Hội nghị triển khai Thông tư số 24/2024/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (khu vực phía Bắc) - Ngày đăng: 07/05/2024
Bộ Tài chính đã đánh giá, tổng kết và nghiên cứu đề xuất giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí - Ngày đăng: 05/05/2024
Hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước từ 01/5/2024 - Ngày đăng: 27/03/2024
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2023 và kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2023-2025 - Ngày đăng: 10/05/2023

Tổng số: 24 | Trang: 1 trên tổng số 3 trang  

Đang trực tuyến: 46 Lượt truy cập: 1.210.442