Theo Báo cáo số 103/BC-SNN ngày 04/4/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tuyên Quang hiện nay có trên 425.000 ha rừng, trong đó, 233.000 ha rừng tự nhiên và trên 192.000 ha rừng trồng. Tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.
Ngày 02/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Trong đó giao các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hoàn thành trong quý III năm 2024; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon; các bộ ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thị trường tín chỉ các-bon; các địa phương có rừng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng, đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng đến năm 2030 và có tính đến năm 2050…
Theo Báo cáo số 103/BC-SNN ngày 04/4/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tuyên Quang hiện nay có trên 425.000 ha rừng, trong đó, 233.000 ha rừng tự nhiên và trên 192.000 ha rừng trồng. Tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.
Tỉnh Tuyên Quang làm tốt công tác Bảo vệ và Phát triển rừng, tạo tiềm năng về lưu giữ các-bon từ tài nguyên rừng trên địa bàn. Ảnh nguồn: Báo Tuyên Quang Online
Kết quả khảo sát đánh giá sợ bộ do Công ty cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) và đơn vị tư vấn thực hiện, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, lượng giảm phát thải tương đương ước tính (trong 40 năm) là trên 1,86 triệu tấn các-bon cho dự án Trồng rừng mới, tái trồng rừng và phục hồi thảm thực vật (ARR); hơn 9,03 triệu tấn các-bon cho hoạt động tăng cường quản lý rừng (IFM) và hơn 3,20 triệu tấn các-bon cho dự án giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD+).
Công ty cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường VNEEC và đơn vị tư vấn báo cáo kết quả khảo sát, ước tính lượng giảm phát thải tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang tại buổi làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ảnh nguồn: Báo Tuyên Quang Online
Đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã liên hệ và đề nghị hợp tác với tỉnh Tuyên Quang trong đánh giá và chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tham gia thị trường các bọn khi có đủ các điều kiện về chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước, như: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC), Công ty Lâm nghiệp SK, Hàn Quốc, Công ty Quản lý Đầu tư Hàn Quốc, Công ty TNHH Migreen, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển Đông Nam Á, Công ty Cổ phần tư vấn xanh…Cùng với việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thị trường tín chỉ các-bon theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024, đây sẽ là cơ hội để tỉnh Tuyên Quang tham gia thị trường tín chỉ các-bon, góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng trên địa bàn.
Đoàn đại biểu Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA và các doanh nghiệp Hàn Quốc làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về đánh giá tiềm năng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực giảm phát thải tứ mất rừng, suy thoái rừng.
Ảnh nguồn: Báo Tuyên Quang Online
Bài viết dựa trên số liệu thu thập từ Báo cáo của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, ảnh sưu tầm trên Báo Tuyên Quang online.