Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo Người: “Một gia đình mới, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau,…”. Bác cũng từng nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Trong mọi trường hợp Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là một tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi con người, đây cũng chính là môi trường quan trọng để tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó mà chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” là mối gắn kết chặt chẽ giữa nét đẹp của văn hóa gia đình và đạo đức, văn hóa công vụ của người cán bộ, công chức.
Lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, tình yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được thế hệ các gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát triển qua nhiều thế hệ và xây dựng nên một giá trị văn hóa gia đình.
Lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử trong đời sống (Ảnh minh họa)
Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”
Văn hóa, đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức là tổng hòa của rất nhiều yếu tố nằm trong tiềm thức, ý thức con người, vừa thể hiện bằng lời nói, hành động và cách thức sinh hoạt. Văn hóa, đạo đức công vụ chính là những chuẩn mực của người cán bộ, công chức trong các mối quan hệ liên quan đến hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân. Do đó có thể khẳng định văn hóa gia đình đã, đang và sẽ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách và chuẩn mực, xây dựng trách nhiệm đạo đức của từng con người đối với cộng đồng, xã hội, hình thành và phát triển văn hóa, đạo đức công vụ trong từng cán bộ, công chức người lao động.
Tác động của văn hóa gia đình tới sự phát triển tâm hồn, nhân cách và chuẩn mực của cán bộ, công chức người lao động thể hiện qua vai trò định hướng giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lý tưởng sống, cung cấp nguồn tri thức, sự hiểu biết, xây dựng tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, sự trung thực và tạo nên văn hóa ứng xử, phong cách sống cho các thành viên. Ngược lại cán bộ, công chức, người lao động chính là thành viên của gia đình, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công vụ của từng người sẽ tác động tới giá trị văn hóa của từng gia đình trong xã hội. Mối quan hệ giá trị giữa văn hóa gia đình và văn hóa, đạo đức công vụ trở thành một nét đẹp, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay mối quan hệ này càng thể hiện vẻ đẹp một cách rõ nét. Mối quan hệ đó đã và đang tạo nên một thế hệ cán bộ, công chức, người lao động kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm và hiệu quả.
(Nguồn: Infographics.vn/TTXVN)
Với mối quan hệ tốt đẹp đó, nhiều cơ quan, đơn vị tronng đó có Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang đã từng bước xây dựng văn hóa công vụ gắn với văn hóa gia đình, tạo môi trường làm việc gắn với giá trị cốt lõi về gia đình, xây dựng văn hóa cơ quan, đơn vị là một gia đình lớn, gia đình thứ hai của mỗi cán bộ, công chức, người lao động để nuôi dưỡng và phát triển các cá nhân, từ đó tạo ra nguồn nhân lực bản lĩnh, sáng tạo, đoàn kết, kỷ cương và trách nhiệm trong tham mưu các nhiệm vụ về công tác tài chính ngân sách góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của quê hương cách mạng, xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc đúng với tinh thần của chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”.
Vì vậy, nhân ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 năm 2024, mỗi người cán bộ, công chức, người lao động chúng ta hãy tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp trong gia đình, phát huy vai trò của gia đình và nét đẹp giáo dục gia đình với quy tắc, đạo đức, văn hóa công vụ để tạo nên một giá trị văn hóa gia đình lớn luôn là nơi tạo ra hạnh phúc, niềm vui và sự phát triển.
Ơ rê ni.